Thiết kế và lắp đặt tủ bảng điện


Tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy. Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn góp phần vào sự an toàn và ổn của hệ thống điện và dây chuyền máy móc.

Tùy từng khu vực và nhiệm vụ có thể phân tủ điện công nghiệp thành các loại chính sau:
 
    -Tủ điện điều khiển : Các loại tủ này sẽ có loại  được lắp đặt bộ điều khiển logic lập trình được PLC  để lập trinh chương trình hoạt động của máy móc ,người ta còn sử dụng tủ này để điều khiển hoạt động của các động cơ làm việc độc lập hoặc trong lĩnh vực chiếu sáng và làm việc theo quy trình công nghệ, tủ có thể vận hành bằng tay hoặc tự động.
Phạm vi lắp đặt: Tại máy sản xuất trong nhà máy công nghiệp
 
    -Tủ điện phân phối : Tủ điện phân phối tổng sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là yếu tố quan trong nhất trong mạng phân phối điện. Bao gồm tủ tổng MSB ,tủ hòa đồng bộ ,tủ bù công suất cos phi ,tủ ATS.
+Tủ điện ATS hay được đấu nối tại nơi có hai nguồn điện khác nhau (có thể là nguồn dự phòng như máy phát điện hoặc bộ lưu điện ups ) .Khi điện lưới quốc gia bị sự cố tủ ATS này sẽ tự động đóng gửi tín hiệu cho máy phát và đóng tải khi điện lưới có trở lại thì ATS sẽ cắt máy phát và đóng lưới điện quốc gia ) .
+Tủ hòa đồng bộ có tác dụng đóng cắt liên kết các tải vào tất cả điện lưới .
+Tủ bù công suất cosφ có tác dụng nâng cao hệ số công suất lến trên 0.85 để tránh bị nghành điện lực phạt thêm tiền điện hàng tháng, để làm được điều này người ta phải lắp đặt thêm các tụ bù vào bên trong các tủ điện .
Phạm vi lắp đặt: Tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp....
 
     -Tủ điện động lực dùng để đóng cắt các phụ tải có công suất lớn  bên trong có mạch vi xử lý, các contactor và PLC điều đặc biệt là nó hay được lắp đặt cùng với tủ điều khiển
 
Một số lưu ý khi lắp đặt tủ điện công nghiệp như sau:
Khi đấu nối hoặc lắp ráp tủ điện chúng ta cần lưu ý các điểm sau: điện áp vào, ngõ ra, các thiết bị có trong tủ, đảm nối đất cho tủ phòng tránh dòng rò .........
 
 
 
Nói về tủ điện, ở đây chúng ta cần phân biệt đó là loại tủ gì? có nghĩa là phải nắm được chút về hệ thống.
 
*   Hệ thống điện phân ra 3 khối chung
  1. Khối cấp nguồn
  2. Khối điều khiển( Các relay bảo vệ...)
  3. Khối chấp hành(máy cắt, dao cách ly...)
Vậy lúc đó bạn cần xem tủ điện bạn tìm hiểu là thuộc khối gì?
     Nếu là phần nguồn thì bạn chú ý đến các thiết bị như:
  • Thiết bị bảo vệ: Aptomat, cầu chì...
  • Thiết bị đo lường: Công tơ, đồng hồ voltage, đồng hồ Ampere...
  • Thiết bị chuyển đổi: CT,Sunrelease...
  • Thiết bị điều khiển giám sát: Relay,...
  • Ngoài ra cần quan tâm đến các thiết bị phụ khác như Relay trung gian...
    Nếu là phần tủ điện điều khiển và bảo vệ bạn phải chú ý đến những điều sau:
  • Thiết bị điều khiển bảo vệ( Chính): Relay, contactor, PLC.....
  • Thiết bị đo lường
  • Thiết bị kết nối( Dùng điều khiển từ xa như đk từ máy tính...): Swith mạng, hệ thống chuyển đổi kết nối...
Nói chung, để nói về những cấu trúc của tủ bạn cần phải xem xem mục đích của tủ đó là gì? 
Mục đích của nó là làm gì để từ đó vận dụng những kiến thức đã có của bạn vào việc nghiên cứu nó.
Công Ty TNHH Kỹ Thuật VIỆT POWER cung cấp các dịch vụ lắp đặt hệ thống tủ bảng điện theo yêu cầu của khách hàng, chúng tôi chuyên thi công các tủ điện công nghiệp. Với lợi thế là đại lý của các hãng lớn trong lĩnh vực điện công nghiệp chúng tôi cung cấp mọi giải pháp điều khiển cho :Tủ điều khiển bơm, máy khuấy, sản xuất giấy, thực phẩm, hóa chất, tủ điều khiển và giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ, kết nối và điều khiển truyến thông giải pháp tích hợp hệ thống điều khiển scada, PLC
Chúng tôi sử dụng các giải pháp điều khiển PLC, biến tần, HMI các hãng như: Mitsubishi, Schneider,Yaskawa, Allen-Bradley được ứng dụng rộng trong ngành công nghiệp.